Nguyên nhân bạn đi đại tiện bị đau rát hậu môn
Đau hậu môn là một triệu chứng thường gặp, cơn đau có thể xảy ra trước, trong và sau khi đi đại tiện. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và các hoạt động hàng ngày. Vậy nguyên nhân đi đại tiện bị đau rát hậu môn là do đâu?
-
Đi đại tiện bị đau rát hậu môn xảy ra khi nào?
- Trong khi đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn:có thể do nứt hay rách niêm mạc ở hậu môn.
- Đi đại tiện xong bị đau rát hậu mônkhi lau chùi: thường liên quan đến bệnh lý da tại vùng xung quanh hậu môn hay do nhiễm nấm.
- Đau hậu môn liên tục không liên quan đến đi đại tiện: nghi do áp xe, nhiễm trùng, rò cạnh hậu môn, huyết khối xuất hiện ở búi trĩ hay khối u vùng trực tràng.
-
Nguyên nhân đi đại tiện bị đau rát hậu môn không do bệnh lý
Không phải cứ đi cầu đau hậu môn là triệu chứng của bệnh lý. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt dẫn đến tình trạng đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn:
2.1. Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn do ăn nhiều thức ăn cay nóng
Chế độ ăn có nhiều món ăn có vị cay nóng mạnh có thể là nguyên nhân gây ra những rắc rối ở hệ tiêu hóa và đặc biệt là hậu môn. Thực tế các loại thực phẩm có vị cay nóng thường không phân hủy hoàn toàn trong quá trình tiêu hóa mà vẫn tồn tại khi đào thải ra ngoài qua hậu môn. Trong khi đó, hậu môn lại là bộ phận rất nhạy cảm, không chịu được kích thích mạnh dẫn đến cảm giác khó chịu và đi đại tiện bị đau rát hậu môn.
2.2. Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn do thói quen nhịn đi vệ sinh quá lâu
Thói quen lười đi vệ sinh khiến phân lưu lại lâu trong trực tràng quá lâu gây mất nước, dẫn tới tình trạng táo bón. Mỗi lần đi đại tiện sẽ gặp nhiều khó khăn hay đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn.
Ngoài ra, nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ở khu vực hậu môn có thể dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú, tấn công khiến tình trạng đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn nặng nề hơn.
2.3. Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn gây đau rát khi đi đại tiện
Quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ qua đường hậu môn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nứt hậu môn và gây ra đi cầu đau hậu. Bên cạnh đó quan hệ thô bạo còn làm khu vực này bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vì vậy tốt nhất nên hạn chế thói quen không tốt này.
Đi cầu đau hậu môn do ăn nhiều thức ăn cay nóng
-
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn do nguyên nhân bệnh lý
Đi đại tiện xong bị đau rát hậu môn có thể do một số bệnh lý gây nên:
3.1. Các bệnh lý về da ở khu vực hậu môn
Các bệnh lý về da liễu có thế ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể (như vảy nến, mụn), ngay cả da ở vùng hậu môn gây ngứa hậu môn, chảy máu, đau đớn. Ở một số trường hợp bệnh về da ở vậy môn cần phải lấy sinh thiết phần da bị bệnh để chẩn đoán và điều trị sớm.
3.2. Trĩ ngoại tắc mạch dẫn đến đi đại tiện bị đau
Bệnh trĩ là bệnh lý rất phổ biến, 50% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh trĩ khiến vùng tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng và căng giãn quá mức. Trĩ được chia làm 2 loại:
- Trĩ nội thường không gây đau đớn khi đi đại tiện nhưng có thể gây ra tình trạng chảy máu bên trong
- Trĩ ngoại gây ra cảm giác đau rát hậu môn và ngứa ngáy khi đi đại tiện.
Nguyên nhân đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn này là do trong búi trĩ nằm ở vùng sát rìa hậu môn có cục máu đông, khi cục máu đông này có kích thước to sẽ gây đau mỗi lúc người bệnh đứng lên, ngồi xuống hay đi lại và rất dễ bị chảy máu.
Bệnh trĩ thường gặp nhất ở những phụ nữ mang thai và sau sinh, người có chế độ ăn uống cung cấp ít chất xơ hoặc người có công việc đòi hỏi phải ngồi lâu ở một tư thế. Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là tình trạng đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn.
3.3. Áp xe và rò hậu môn dẫn đến đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn
Áp xe và rò hậu môn (mạch lươn) là nguyên nhân của tình trạng đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn. Áp xe là ổ chứa mủ ở cạnh hậu môn hoặc trực tràng, rò hậu môn là đường dẫn bã tuyến bị nhiễm trùng bên trong ra ngoài vùng da cạnh hậu môn. Rò hậu môn có các triệu chứng thường gặp như: đau rát hậu môn, sưng nóng, chảy dịch có mùi khó chịu. Khi đó phẫu thuật dẫn lưu mủ áp xe bên trong hậu môn là bắt buộc để điều trị, phẫu thuật này nhìn chung khá dễ dàng và thực hiện nhanh chóng.
3.4. Đi đại tiện xong bị đau rát hậu môn do nứt kẽ hậu môn
Ống hậu môn là phần cuối cùng của đường tiêu hoá, nứt kẽ hậu môn là khi xuất hiện một vết rách hoặc vết xước nhỏ nằm ở vùng hậu môn, thường bị nhầm lẫn với những bệnh khác như bệnh trĩ.
Nứt kẽ hậu môn có thể do táo bón kéo dài, do chấn thương, quan hệ tình dục qua hậu môn, sinh con qua ngả âm đạo… khiến người bệnh đau rát, khó chịu sau mỗi lần đại tiện, đặc biệt thường có máu đỏ tươi đi kèm theo phân hoặc xuất hiện trên giấy vệ sinh.
Nứt kẽ hậu môn hầu hết có thể tự hết sau 2 – 3 tuần, nhưng nếu nứt kẽ hậu môn tái phát liên tục với thời gian đau lâu hơn thì cần phải điều trị. Nứt kẽ hậu môn có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống nhiều chất xơ, sử dụng thuốc nhuận tràng, ngâm hậu môn vào nước ấm nhiều lần trong ngày hoặc có thể sử dụng phẫu thuật giúp cơ thắt có thể thả lỏng dễ dàng, giảm đau co thắt giúp vết nứt kẽ hậu môn nhanh liền hơn.
3.5. Nhiễm nấm hoặc các bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh nhân bị nấm hoặc bị các bệnh lây qua đường tình dục (lậu, chlamydia, herpes, giang mai, virus HPV…) có thể bị đau ở vùng hậu môn trực tràng mức độ ít hoặc vừa, các cơn đau này thường không xảy ra khi đi đại tiện và luôn các các dấu hiệu kèm theo là chảy dịch, chảy máu hoặc ngứa vùng hậu môn.
Đi cầu đau hậu môn có thể do bệnh lý về da ở khu vực hậu môn
3.6. Đau do ung thư hậu môn
Hầu hết các trường hợp đi đại tiện xong bị đau rát hậu môn thường không liên quan đến ung thư, Tuy nhiên nếu điều này tiếp tục kéo dài sẽ có nguy cơ hình thành những khối u có thể gây chảy máu, khối bất thường làm thay đổi thói quen đi đại tiện và đau ngày càng tăng. Các triệu chứng gợi ý ung thư hậu ôn như: đại tiện ra máu, đau rát, sụt cân đột ngột, mệt mỏi, cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng từ thức ăn…
Nếu tình trạng chảy máu và đau ở hậu môn không cải thiện hoặc đau ngày càng nặng dần lên, bệnh nhân nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và làm sinh thiết khối u bất thường nếu có.
3.7. Đau hậu môn do tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài cũng là một nguyên nhân khiến bệnh nhân đi đại tiện xong bị đau rát hậu môn. Tiêu chảy là số lần đi đại tiện trong ngày vượt quá nhiều lần so với bình thường, có thể từ 5 – 10 lần/ngày khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương, gây đau rát mỗi lần đi đại tiện.
-
Bạn có thể làm gì để giảm đau hậu môn?
Tình trạng đi cầu đau hậu môn có thể được cải thiện hoặc điều trị triệt để khi bạn “nằm lòng” các lưu ý sau:
- Uống nhiều nước: khoảng 2 – 3 lít nước/ngày;
- Ăn nhiều chất xơ: rau xanh, củ, trái cây, uống nước ép, sinh tố…
- Tránh làm tổn thương ở hậu môn trở nên nặng thêm: Không nên sử dụng xà bông hay dung dịch vệ sinh, không sử dụng giấy vệ sinh, không gãi trực tiếp…, chỉ rửa bằng nước sạch hoặc ngâm hậu môn vào thau nước ấm có pha ít muối ăn trong 10 phút/lần, ngày 2-3 lần.
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bạn không nên chủ quan xem nhẹ. Thay vào đó nên có những biện pháp phòng tránh và điều trị khi xuất hiện các triệu chứng.
Liên hệ ngay với lương y ĐỖ VĂN SÁU. Chuyên chữa các loại bệnh trĩ bằng thuốc gia truyền. Chữa tại nhà hoặc nhà bệnh nhân. Cam kết khỏi không tái phát, không khỏi không lấy tiền.
Điện thoại (Zalo): 0976870665 – 0945369569
Địa chỉ: Thôn Tư Sản – Xã Phú Túc – Huyện Phú Xuyên – TP.Hà Nội
Facebook: www.fb.com/chuabenhtrigiatruyenvansau